Miền Đông Bắc Brasil trong Thời kỳ Vàng son dưới chế độ Hà Lan Brasil thuộc Hà Lan

Thành lập Brasil thuộc Hà Lan

Nam Mỹ trong khoảng năm 1650

Xâm chiếm thành công năm 1630

Mùa hè năm 1629, người Hà Lan đang thèm muốn bang Pernambuco của Brasil, nơi sảng xuất mía đường có diện tích và sản lượng lớn nhất thế giới.[13][14] Bằng một hạm đội 65 tàu của Hà Lan chỉ huy bởi Hendrick Corneliszoon Loncq; công ty Tây Ân Hà Lan đã giành được Olinda ngày 16 tháng 2 năm 1630, và Recife (thủ phủ Pernambuco) và António Vaz ngày 3 tháng 3.[14]

Củng cố quyền lực của Hà Lan

Toàn quyền Bồ Đào Nha Matias de Albuquerque đã chỉ huy một cuộc kháng cự mạnh mẽ ngăn cản Hà Lan xây dựng các pháo đài ở nhữn vùng đất mà họ chiếm được. Đến năm 1631, người Hà Lan xuất phát từ Olinda và cố gắng chiếm quyền kiểm soát pháo đài Cabedello on Paraíba, the Rio Grande, Rio Formoso, và Cabo de Santo Agostinho. Tuy nhiên những nỗ lực này đều thất bại.

Vẫn nắm trong tay António Vaz và Recife, người Hà Lan sau đó đã củng cố thêm lãnh địa của tại Cabo de Santo Agostinho. Đến năm 1634, Hà Lan đã kiểm soát được dải bờ biển từ Rio Grande do Norte đến Cabo de Santo Agostinho. Trên biển họ cũng nắm thế chủ động tương tự. Đến năm 1635 nhiều người định cư Bồ Đào Nha chọn sống ở vùng đất dưới quyền kiểm soát người Hà Lan thay vì ở dưới quyền Bồ Đào Nha. Phía Hà Lan ban cho họ quyền tự do tín ngưỡng và bảo vệ tài sản. Năm 1635 Hà Lan chiếm được ba căn cứ chủ chốt của Bồ Đào Nha: các thị trấn Porto Calvo, Arraial do Bom Jesus, và Pháo đài Nazaré on Cabo de Santo Agostinho. Những nơi này giúp người Hà Lan tăng kiểm soát trong khu vực và tăng lợi nhuận ngành mía đường.

Brasil thuộc Hà Lan dưới thời Johan Maurits van Nassau-Siegen

After returning from Brazil, Johan Maurits of Nassau became known as "The Brazilian" in the Netherlands.[15]Title page of Georg Marcgraf's Historia Naturalis Brasiliae (1648)Recife or Mauritsstad – Capital of the Nieuw Holland in Brazil

Năm 1637, Công ty Tây Ấn Hà Lan giao lại trọng trách chinh phạt Brasil có tên là "Nieuw Holland," cho Johan Maurits van Nassau-Siegen (John Maurice của Nassau), cháu của William the Silent. Trong vòng một năm, Johan Maurits đã chiếm được các vùng đất Ceara và gửi một lực lượng viễn chinh chiếm trụ sở thương mại ở Tây Phi tại lâu đài Elmina, vốn sau trở thàn thủ phủ của Bờ biển Vàng Hà Lan. Năm 1641 Hà Lan chiếm được tỉnh Maranhao, mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ của các dải bờ biển nằm giữa sông Amazonsông Sao Francisco.[16]

African Woman in Brazil by Albert Eckhout, one of the Dutch artists brought by Johan MauritsThe Kahal Zur Israel Synagogue in Mauritsstad (Recife) is the oldest synagogue in the Americas. Jews made up 50% of the white population in Dutch Brazil.[17]

Maurits cai trị

Maurits khẳng định luôn yêu mến Brasil vì phong cảnh đẹp và con người nơi đây, dưới thời của ông thuộc địa này phát triển thịnh vượng.[18] Các họa sĩ thời vàng son của Hà Lan nằm dưới sự bảo trợ của ông, như Albert EckhoutFrans Post, đã ghi lại sự trù phú của Brazil qua các bức tranh về nhiều chủng tộc, cảnh đẹp và cuộc sống bình lặng. Ông cũng mời gọi các nhà tự nhiên học Georg MarcgrafWillem Piso đến Brasil. Họ thu thập và công bố một khối lượng khổng lồ thông tinh về lịch sử tự nhiên của Brasil, trong ấn phẩm năm 1648 dưới cái tên Historia Naturalis Brasiliae, đây là bản tổng kết có hệ thống đầu tiên kiến thức của châu Âu về châu Mỹ, và nó đã có tác động lớn lạo lên giới học thuật Âu châu trong hơn một thế kỷ.[19]

Về mặt tổ chức chính quyền, ông ban hành chế độ đại nghị thông qua các hội đồng tỉnh và hội đồng nông thôn với sự tham gia của cả người Bồ Đào Nha và Hà Lan.[20]

Ông bắt đầu hiện đại hóa đất nước bằng những con đường, cây cầu ở Recife. Trên hòn đảo António Vaz, ông thành lập thị trấn Mauritsstad (còn có tên là Mauricia), tại đây ông đặt đài quan sát thiên văn và một trạm khí tượng, đây đều là những công trình thuộc dạng này đầu tiên được người châu Âu thiết lập ở châu Mỹ.

Dưới thời Maurits, việc bảo vệ người Do Thái Brasil trước đó bị tẩy chay được tăng cường. Ông cho phép những người Do Thái trước đó bị ép buộc cải sang Công giáo được phục hồi đức tin của họ. Những người Công giáo không thuộc giáo hội La Mã, như những người theo Thần học Calvin, đều được cho phép thi hành tín ngưỡng của họ như là một phần của chích sách tự do tôn giáo.[18] Hơn thế nữa, cộng đồng Công giáo La Mã chiếm đa số ở Brasil thuộc Hà Lan đều được thi hành tín ngưỡng tự do, vào thời điểm đó vốn đang có sự xung đột về tôn giáo sâu sắc như Chiến tranh Ba mươi năm giữa đạo Công giáo và Tin Lành. Những điều luật này tạo thành luật lệ ở Brasil thuộc Hà Lan dựa theo hòa ước được ký sau khi chinh phục Paraiba. Các đan sĩ các dòng Franciscans, Carmelites, và Benedictines vốn chiếm ưu thế dưới sự cai trị của Bồ Đào Nha. Họ đều được phép giữ lại đức tinh và thi hành tín ngưỡng trong dân chúng.[20]

Các thành phố chính Brasil thuộc Hà Lan
Tên dưới thời thuộc địa Hà LanNgày nay
MauritsstadRecife
FrederikstadtJoão Pessoa
Nieuw-AmsterdamNatal

Dân số Brasil thuộc Hà Lan

Mặc dù có những người Hà Lan di cư đến Brasil, nhưng đa số dân ở đây là người Bồ Đào Nha và người Bồ sinh ở Brasil, nô lệ châu Phi, và người Amerindi.[18] Thuộc địa Brasi của Hà Lan gặp khó khăn trong việc thu hút những người Hà Lan đến định cư, do thuộc địa này chỉ có thể mang lại lợi nhuận cho những người cực giàu có thể mở được đồn điền mía đường và chỉ có một vài nhà xuất khẩu đường đến châu Âu vào thời điểm đó. Những người muốn lập nghiệp phải mua một số lượng nô lệ châu Phi lớn, và do đó chỉ có một vài người giàu có mới có thể mở đồn điền. Ngoài ra, họ còn phải đối mặt với nguy cơ đến từ các cuộc tấn công xâm nhập từ biên giới với người Bồ Đào Nha từ các vùng đất khác thuộc Brasil vẫn còn nằm trong tay người Bồ và từ những người Bồ vẫn còn trung thành với chính quốc họ nhưng bị buộc sống dưới quyền người Hà Lan. Kết quả là phần lớn những người Hà lan thuộc công ty Tây Ấn Hà Lan sau khi hết hợp đồng, họ đều quy trở về chính quốc mà không định cư tại Brasil. Do đó, người Hà Lan chỉ chiếm thiểu số cai trị giữa một dân số Bồ Đào Nha áp đảo.[20]Những người định cư Hà Lan được chia làm hai nhóm, nhóm thứ nhật được gọi là “Dienaren” (người hầu). Dienaren là những binh lính, công chức và giáo sĩ Calvin được công ty Tây Ấn tuyển dụng.

Vrijburghers (người tự do) – hay Vrijluiden – là nhóm còn lại, không xếp vào Dienaaren. Vrijburghen phần lớn là những cựu binh trước đây được công ty Tây Ấn tuyển dụng và sau đó lập nghiệp làm nông dân hoặc lãnh chúa engenho. Còn những người Hà Lan không xếp vào hai nhóm Vrijburghen hay Dienaren bao gồm những người rời Hà Lan lập nghiệp ở Nieuw Holland với vai trò thương nhân. Nhóm này có tầm quan trọng nhất đối với Nieuw Holland trong vai trò kinh tế do phần lớn việc giao thương do họ kiểm soát.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Brasil thuộc Hà Lan http://guiadoestudante.abril.com.br/aventuras-hist... http://www.exercito.gov.br/01inst/Historia/Guarara... http://www.colonialvoyage.com/dutchchile.html http://www.colonialvoyage.com/eng/america/brazil/d... //books.google.com/books?id=893J8RTsKjgC&pg=PA88 //books.google.com/books?id=mHwQBAAAQBAJ&pg=PA117 http://www.s4ulanguages.com/21.html http://www.s4ulanguages.com/31.html http://www.s4ulanguages.com/wic.html http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Gazetteer/Pl...